Cố Võ sư Sáng tổ Môn phái VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO
Dáng người dong dỏng cao, hùng
vỉ, mắt sáng quắc một đức tin mãnh liệt, lối nhìn thẳng, sắc và sâu thăm thẳm,
trán rộng, cằm nở. nét mặt trầm mặc, cương nghị, tiếng nói uy nghiêm, hòa ấm,
thân mật, nụ cười cởi mở, tấm lòng khoan dung, độ lượng. Ðó là những nét độc
đáo của một nhân dáng siêu phàm - một bật thầy tôn quý, một đấng sinh thành của
một Môn Phái Võ Ðạo, với sứ vụ duy trì, bảo vệ và phát triển truyền thống võ
học hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt. Một người tiền phong đầy khai
phá tính và sáng tạo tính trong cuộc chinh phục vĩ đại nhất của thế kỷ: Vượt
thắng sự hèn yếu của thể chất và tinh thần con người trước mọi trường hợp và
hoàn cảnh. Nhân cách siêu phàm đó chính là hình ảnh bất diệt của Cố Võ Sư
NGUYỄN LỘC - vị Sáng Tổ của môn phái võ thuật VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.
Võ sư Sáng Tỗ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm
Nhâm Tý (1912) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Bắc Việt).
Ông lớn lên trong thảm cảnh mất nước, giữa lúc các tư trào cách mạng và phóng
đảng đang bành trướng trên đất nước. Một bên, các nhà chí sỉ cách mạng âm thầm
vận động, cổ súy tinh thần yêu nước trong quốc dân để thúc đẩy thanh niên vào
đường sắt máu cách mạng. Một bên, bọn thực dân thống trị dùng mọi thủ đoạn ru
ngủ quần chúng, đem lợi danh ra mua chuộc, ngụy trang bằng cái võ tự do, phóng
khoáng của văn hoá Âu Tây, để huyển hoặc, ru ngũ thanh niên, biến họ thành đạo
quân tiền phong của phong trào xa hoa, phóng đảng và trụy lạc, khiến các nhà ái
quốc khó có đất mà gieo mầm cách mạng, chống đối chánh quyền thống trị.
Giác ngộ, vượt
ra khỏi 2 xu hướng trên, ông đã đảo và lên án gắt gao dã tâm của thực dân thống
trị, nhưng ông cũng chẳng tán thành chủ trương sắt máu vội vàng. Không phủ nhận
nguyên lý cách mạng, song ông quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng Dân Tộc đến chổ
thành tựu, cần gây cho thanh niên một ý thức cách mạng, một inh thần quật
cường, một nghị lực quả cảm song song với một thân thể đanh thép, vững chắc,
sức lực mạnh mẽ dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ.
Làm cách mạng
để tiến tới thành công là một điều rất khó, song bảo vệ thành qủa cách mạng để
bước sang giai đoạn kiến thiết lại là điều khó hơn. Võ sư Sáng Tỗ NGUYỄN LỘC
muốn nung đúc để cống hiến cho đất nước những người con yêu có đầy đủ năng lực
và ý chí tất thắng. Với quan niệm đó, ông chú trọng hướng dẫn thanh niên về mặt
Tâm Thân Cách Mạng chớ không phải là hướng dẫn họ hoạt động cách mạng như các
đoàn thể cách mạng đề xướng.
Mang hoài bảo
lớn lao ấy, nên ngoài việc trau dồi học vấn và đạo đức, ông còn nổ lực sưu tầm,
học hỏi, luyện tập hầu hết các môn võ thuật và ông nhận thấy, môn võ nào cũng
có những ưu điểm của nó. Song nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi,
đối với thể tạng mảnh khảnh, nhỏ bé của ngưới Việt thì khó mà đạt được kết qủa
như ý. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là 2
yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại. Bởi vậy, ngoài phần võ thuật và
tinh thần võ đạo ông còn muốn ràng buộc các môn đệ sau này của ông vào danh dự
của Tổ quốc, nghĩa là thanh niên Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh
dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ bất khuất của tiền nhân để khi
chiến đấu phát huy được cái hùng khí, quyết đem vinh quang về cho Tổ Quốc cho
Môn Phái.
Một môn sinh
Vovinam với tư cách cá nhân có thể rất hiền lành, nhã nhặn, song khi bắt buộc
mang danh nghĩa dân tộc và môn phái chiến đấu với ai thì chỉ có thể hoặc chiến
thắng vinh quang hoặc chết vẽ vang chứ không chịu làm nhục Quốc Thể và tổn
thương danh dự môn phái. Với luận cứ đó, ông đã lấy môn vật và võ cổ truyền
Việt Nam làm nồng cốt, khai thác mọi tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để
sáng tạo thành môn phái riêng đạt tên là VOVINAM. Cuộc nghiên cứu hoàn tất. Ông
bí mật đem Vovinam ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi vào năm
1938.
Ngót một năm
sau, mùa Thu 1939, ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mằt dân chúng tại
nhà hát lớn Hà Nội. Cuộc biểu diẽn thành công rực rỡ, nên bác sĩ Ðặng Vũ Hỹ
Trưởng Hội Thân Hữu Thể Dục Thể Thao đương thời mời ông NGUYỄN LỘC cộng tác. Tổ
chức những lớp dạy võ công khai cho thanh niên Hà Nội. Nhận lời mời, vị sáng tổ
VOVINAM khai giảng lớp võ công khai đầu tiên vào mùa xuân 1940 tại trường sư
phạm (Ecole Normal) Hà Nội. Sau đó nhiều lớp võ liên tiếp được mở ra. Môn sinh
Vovinam thới đó rất tiến bộ nhờ phương pháp huấn luyện tinh vi và khoa học, nhớ
tinh thần đạo đức dân tộc sáng chói của môn phái và nhất là nhờ ảnh hưởng trực
tiếp cái gương uy vũ bất năng khuất của ông NGUYỄN LỘC.
Mùa thu 1940,
trong buổi biểu diễn võ thuật do hội Thân Hữu Thể dục Thể Thao tổ chức, có một
viên chức Pháp là Ducoroy chủ toạ. Vì Ducoroy tượng trưng cho thực dân thống
trị ngồi trên khán đài nên ông NGUYỄN LỘC không cho môn sinh nghiêm lễ ngoài
sân như thường lệ mà lại dẫn vào hậu trường nghiêng mình làm lễ trước bàn thờ
Tổ Quốc. Rồi giữa cuộc biểu diễn, vị Hội Trưởng mời ông NGUYỄN LỘC lên khán đài
để Ducoroy gắn tặng huy chương. Nhưng khi rời khán đài ông điềm nhiên gỡ tấm
huy chương bỏ vào túi, tiếp tục điều khiển cuộc biểu diễn. Tất cả các hành động
kể trên không những làm bẽ mặt chức quyền hành chánh bảo hộ, mà còn gây xúc
động tâm lý sâu xa về ý thức Quốc Gia trong giới thanh niên, nhất là môn sinh
Vovinam.
Từ đó VOVINAM
luôn luôn châm ngòi cho phong trào công khai chống Pháp trong quãng đại quần
chúng. Tới đây thiết tưởng cũng nên nêu rõ quan điểm của VOVINAM trong thời đó
cũng như trong hiện tại và tương lai. Môn phái VOVINAM không phải là một đoàn
thể chính trị, nên không hoạt động chính trị. Tuy nhiên môn phái VOVINAM không
xâm phạm tới quyền công dân của các môn sinh nên cũng không ngăn cấm các môn
sinh làm chánh trị với tư cách công dân của họ.
Mặc dầu mục
đích của môn phái Vovinam nhằm xây dựng con người trên căn bản võ thuật và tinh
thần võ đạo chứ không phải hoạt động chính trị và công tác xã hội. Nhưng khi
thời cuộc nước nhà đòi hỏi môn phái Vovinam sẵn sàng tiếp tay với chính quyền
hoặc các đoàn thể ái quốc để thực hiện công cuộc cứu quốc và cứu tế xã hội, với
tinh thần vị tha vô diều kiện. Tuy nhiên, xự tiếp tay nầy nếu có không có nghĩa
Môn Phái Vovinam đã phục vụ cho cá nhân hay tập thể nào mà chỉ là phục vụ dân
tộc trong công cuộc ích quốc lợi dân, rồi sau đó lại trở về với mục đích quảng
bá võ thuật và tinh thần võ đạo của môn phái.
Chính vì quan
điểm trên, Ông NGUYỄN LỘC nhận lời cộng tác với chính phủ Trần Trọng Kim, cũng
như không ngăn cấm môn đệ tham gia hoạt động chính trị ái quốc với tư cách công
dân. VOVINAM đã cộng tác với các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày Quốc Lễ: Giổ
tổ HÙNG VƯƠNG, kỷ niệm HAI BÀ TRƯNG, các công cuộc cứu tế xã hội trong chương
trình cứu trợ nạn đói, triệt hạ tượng đồng tại các vườn hoa Paul Bert, Canh
Nông v. v... tại Hà Nội. đồng thời rất nhiều lớp võ tự vệ được mỡ ra ở trường
Sư Phạm, Trường Bưởi, Việt Nam Học Xá, sân tập Ấu Trỉ Viên, Bãi Septo, Bãi Nhà
Ðèn v.v... Ngoài ra, 2 đoàn đặc biệt được thành lập: Ðoàn VÕ SĨ CẢM TỬ gồm các
thanh niên võ sinh có sức vóc vạm vỡ hăng say hoạt động. Ðoàn ANH HÙNG NGÀY MAI
gồm các võ sinh thiếu niên dưới 18 tuổi. Cùng lúc đó một lớp võ đại chúng
chuyên luyện cách xử dụng gậy và mã tấu được mở ra tại Việt Nam Học Xá, thu hút
hàng chục ngàn học viên để gây dúc tự tin và tinh thần Võ Ðạo trong quảng đại
quần chúng.
Sự hâm mộ
VOVINAM trong quần chúng thời đó bộc lộ bằng những khẩu hiệu: không học Vovinam
không phải là người yêu nước. Tinh thần ái quốc và tiềm lực dân tộc được khơi
động vù bộc lộ. Tháng 4 - 1945 từng đợt võ sư được tung đi khắp toàn quốc để
quảng bá môn phái Vovinam và giúp cho thanh niên có một lợi khí chống xăm lăng
hữu hiệu. Ngày 19 - 12 - 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ môn đồ Vovinam
đã tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc chống thực dân Pháp với lòng hăng say
của người công dân yêu nước chớ ít quan tâm tới khuynh hướng chính trị. Do đó,
rất nhiều môn đồ Vovinam đã oanh liệt đền nợ nước và một số trở thành những cấp
chỉ huy nổi tiếng trong những ngày đầu kháng chiến của dân tộc.
Trên bước
đường tản cư, riêng về phương diện võ thuật. Ông cùng môn đệ đã mở ra những lớp
huấn luyện cho mọi tầng lớp quân - dân chính như: Lớp võ cho thanh niên toàn
huyện Thạch Thất, lớp sĩ quan trường quân chính Trần Quốc Tuấn, các lớp dân quân,
du kích, lớp võ cho Ðại và Trung đội trưởng ở Chuế Lưu, ở trại thanh Hương, Ðan
Hà, Ðan Phú v.v... Sau chán cảnh núi rừng, và càng ngày hiểu rõ bộ mặt của cộng
Sản. Ông cùng môn đệ xuôi Phát Diệm. do lời mời của Trần Thiện, tổng chỉ huy bộ
đội Thiên Chúa Giáo, ông cử môn đệ huấn luyện võ thuật cho bộ đội Nhà Chung và
thanh niên Phát Diệm. Tháng 8 năm 1948 qua đường Phát Diệm Ông hồi cư Hà Nội
tái mở những lớp võ cho thanh niên để gây dựng lại phong trào học Vovinam. Kiến
thiết lại đời sống xã hội, khơi lại lòng tin yêu của thanh niên trong việc tu
dưỡng tinh thần, rèn luyện thể xác.
Năm 1951, cộng
tác với một số nhân sĩ. Ông thành lập Việt Nam Võ Sĩ Ðoàn và gây lại phong trào
học Vovinam khá sôi nổi bằng những lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than,
Hà Nội. Tháng 7 năm 1954, cùng một số sõ sư môn đệ tâm huyết ông di cư vào Nam
mở trường dạy võ tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn. Ông còn cử các võ sư môn đệ
phụ trách huấn luyện võ thuật cho Hiến Binh Quốc Gia tại Sài Gòn, Trung Tâm
Huấn Luyện Hiến Binh Quốc Gia Thủ Ðức, các lớp võ cho Công Binh.
Ông NGUYỄN LỘC
mất ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý 1960 tại Sài Gòn và an táng tại nghĩa địa Ðô
Thành đường Mạc Ðỉnh Chi Sài Gòn, sau khi trao quyền Chưởng Môn cho người môn
đệ trưởng tràng - võ sư LÊ SÁNG.
Suốt cuộc
sống, tận tụy hy sinh xây dựng nền võ đạo Dân Tộc. Ông đã để lại cho chúng ta
và hậu thế một sự nghiệp phi thường. Hàng năm những môn đệ kế nghiệp từ bốn
phương hướng về ngày giổ Ông, bậc Thầy của một võ đạo Dân Tộc: Ðốt nén hương
Tưởng Niệm, đặt tay thép lên tim từ ái, cùng cúi đầu, thầm nhắc nhở để dâng
hiến năng lực và tâm huyết cho tương lai cho đại nghĩa.
Hình ảnh hiếm hoi về vị Sáng tổ môn phái VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét